Hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng chủ yếu trong thiết kế nội thất, chiếm khoảng 80% thị trường đồ nội thất gỗ nhờ những đặc tính ưu việt về giá thành, màu sắc, mẫu mã. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp cũng có nhiều loại khác nhau và đối với khách hàng, nếu không chú ý thì rất khó phân biệt được. Để không bị "hớ" khi mua những sản phẩm nội thất như bộ bàn trà, kệ tivi, tủ bếp, sofa... bạn nên tìm hiểu về đặc điểm, tính năng cũng như công năng sử dụng của các loại gỗ công nghiệp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu dụng đó.
Thị trường nội thất hiện nay không chỉ đa dạng về hình thức, mẫu mã mà còn đa dạng cả về chất liệu. Sau đây là một số loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng khi thiết kế nội thất
Gỗ Veneer
Gỗ Veneer là gỗ tự nhiên được bóc ra thành lớp mỏng từ 0,3 - 1mm rộng 130-180mm. Thông thường được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm. Được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.
Công dụng: thường làm vách, tủ kệ,bộ bàn trà hiện đại, tủ bếp...
Gỗ công nghiệp MFC
Tấm MDF có độ láng mịn cao nên thường sử dụng sơn phủ hoặc phủ veneer lên bề mặt, tạo hình với độ sắc nét cao. Thường được sử dụng để cắt hoa văn CNC.
Gỗ MDF có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất vùng nhiệt đới khí hậu.
Loại gỗ MDF trơn được phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng thường được phủ Veneer, sơn hoặc PU, loại này có khả năng chịu nước tốt.
Công dụng: thường được dùng để làm bàn ghế , tủ kệ trong phòng khách..
Gỗ ép
Gỗ ép thuộc loại gỗ công nghiệp có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi gia công thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Thuộc loại gỗcông nghiệp có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới.
Công dụng: sử dụng làm bàn ghê, tủ kệ trong nội thất
Gỗ ván ép
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
Và độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay đố gỗ đặc cưa ra từ trong cây tự nhiên. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương tấm gỗ đặc. Từ đó, việc ứng dụng nó đa dạng hơn để đóng đồ gỗ nội thất cũng như trang trí trong xây dựng
Home
»
Bàn trà phòng khách
»
Tin tức
» Tìm hiểu về gỗ công nghiệp để không bị "hớ" khi mua bàn trà nội thất
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét